1. Người thầy như một người dẫn đường; một lời đề nghị đến với đủ loại thái độ và mục đích khác nhau. Trong đó thái độ của người võ sinh là quan trọng nhất và góp phần quyết định vào thành công hay thất bại của họ trong việc tập luyện nội công này. Người võ sinh phải sẵn sàng cần mẫn gắp bó với quá trình tập luyện để có thể học được cách điều khiển được nguồn khí của anh ta. Bạn không thể đặt được giới hạn thời gian cho việc tập luyện này và cũng không thể dùng thước đo thời gian để đo quá trình tập luyện của bạn. Nội công đến với ta từng ít một và rất khác nhau giữa mỗi người. Một người thầy giỏi sẽ tạo cơ hội cho học trò của mình cảm nhận được khí (chi). Ông ấy sẽ hướng dẫn và giúp đỡ học trò trên con đường tập luyện, nhưng chính bản thân người học trò phải đi trên con đường đó để khám phá được những bí mật của nội công. Một người thầy dạy về khí khác rất nhiều so với một người thầy dạy về kỹ thuật. Kỹ thuật thì dễ dàng được chứng minh và giải thích hơn và người võ sinh có thể nhìn và bắt chước được. Nhưng với khí công bạn sẽ không thể nhìn thấy cái gì đang diễn ra bên trong cả. Bạn có thể thấy được kết quả của khí, nhưng bạn sẽ không thể thấy được cái gì tạo nên kết quả đó. Để dạy những kỹ năng về nội công, người thầy có thể giúp học trò có một kinh nghiệm về khí.Và sau đó có thể giúp cậu ta hiểu được kinh nghiệm đó và bắt đầu học cách điều khiển nó. Nhưng cho tới khi anh ta thực sự bắt đầu có được trải nghiệm về khí, mọi thứ mà người thầy có thể làm là khuyên anh ta cố gắp tiếp tục tập luyện rồi không sớm thì muộn nó cũng sẽ xuất hiện. Đó là lý do vì sao thái độ của người võ sinh có một tác động vô cùng lớn lên sự thành công của anh ta hơn là khả năng thiên bẩm hoặc là thể chất của anh ta. Một người có thể xây dựng được khả năng và sức bền của mình, anh ta cũng có thể dạy các kỹ thuật và cách di chuyển, nhưng anh ta chỉ có thể mời và hướng dẫn học trò của mình để trải nghiệm nguồn năng lượng của chính người học trò đó.

Nhiều người đọc cuốn sách này có thể sẽ không hiểu gì về nguồn năng lượng bên trong cơ thể.
Hy vọng rằng đây sẽ là một sự giới thiệu khai sáng cho họ. Số khác thì biết một ít và cũng có một số biết rất nhiều về điều này. Với những ai đã từng biết về nội công xin xem qua câu chuyện ngụ ngôn sau đây: Đây là một câu chuyện cổ kể về một người học trò tìm đến một nhà thông thái để xin theo học. Nhà thông thái này bèn mời anh ta ngồi xuống uống trà với ông. Trong lúc ngồi uống trà ông bắt đầu câu chuyện với chàng trai trẻ và háo hức này. Nhưng bất cứ lúc nào ông bắt đầu giải thích một vấn đề nào đó chàng trai liền cắt lời nhà thông thái và nói: “Oh, tôi biết điều đó, tôi đã từng làm điều này khi mà chuyện kia xảy ra, hoặc là tôi không gặp phải vấn đề này bởi vì…” Nhà thông thái bèn dừng cuộc nói chuyện và cầm ấm trà lên. Ông ấy bắt đầu rót trà vào cốc của chàng trai trẻ, đến khi cốc trà đã đầy ông vẫn rót vào khiến nước trà bị tràn hết ra ngoài. Chàng trai liền la lên: dừng lại, cốc trà của tôi đã đầy rồi. Lúc này nhà thông thái già mới cười và nói: đúng rồi, cốc trà của anh đã đầy cho nên ta không thể dạy cho anh thêm điều gì nữa cho đến khi anh đổ cạn chiếc cốc của mình đi. Ý nghĩa của câu chuyện có lẽ đã khá rõ ràng. Chàng trai trẻ đã có một thái độ không thể dạy được và không chịu tiếp thu (un-teachable attitude). Thay vì chú ý lắng nghe những lời nhà thông thái muốn nói anh ta lại chỉ muốn chỉ ra anh ta đã biết nhiều như thế nào. Chiếc cốc kiến thức của anh ta đã đầy. Anh ta phải làm rỗng nó đi trước khi có thể học hỏi được một điều gì từ nhà thông thái. Làm rỗng chiếc cốc của mình không có nghĩa là bạn phải từ bỏ mọi thứ mà mình đã biết, không có nghĩa là bạn phải quên hết mọi thứ.Và điều này sẽ thật là ngớ ngẩn. Làm rỗng chiếc cốc của mình đơn giản là có một thái độ có thể dạy được (teachable attitude/open minded). Đặt mọi thứ mà bạn đã biết sang một bên và lắng nghe một cách giải thích mới, một cách hiểu mới. Có rất nhiều cách để dạy về nội công. Đối với từng người, phương pháp này có thể tốt hơn phương pháp kia. Và những điều tôi nói ra ở đây chỉ là một trong những phương pháp đó. Đó là phương pháp mà tôi đã học được trong nội công Vĩnh Xuân, nhưng trong Vĩnh Xuân cũng có nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp của tôi chỉ là một trong số đó, phương pháp của bạn cũng rất đáng giá nếu nó có thể tạo ra được một kết quả mong muốn. Bởi vì bản chất của của nguồn năng lượng này, một người cuối cùng sẽ phải tự dạy anh ta về điều này. Người thầy chỉ hành động như một người dẫn đường và có thể giúp bạn tập luyện đúng cách để bạn có thể phát triển kỹ năng cùng với nguồn năng lượng (nội lực) của mình. Nhưng việc học về khí thực sự chỉ bắt đầu khi bạn cảm nhận được nó bởi chính bản thân mình. Đừng hiểu nhầm tôi, bởi một người thầy giỏi là một người thầy hiểu được con đường phát triển của khí và có một quá trình trải nghiệm tự thân. Có rất nhiều sai lầm mà người tập dễ dàng mắc phải khi tập luyện khí công và sự thiếu khôn ngoan thường gây ra những tác hại nghiêm trọng cho chính bản thân họ bởi vì họ thiếu một người thầy có thể hướng dẫn họ tránh khỏi các sai lầm đó. Ví dụ như: Tôi đã từng biết một anh bạn cũng tập Vĩnh Xuân tuyên bố rằng anh ta đã hiểu được nội công của môn võ này. Tôi từng xem anh ấy dạy cho học trò của mình về bài tập tăng cường nội lực ẩn chứa trong bài Tiểu Niệm Đầu (Sil Num Tao boxing form). Những người võ sinh được anh ấy dạy cho bài này hầu như không có hoặc có rất ít kiến thức và kinh nghiệm trước đây về khí. Họ không hiểu gì về nó và thậm chí cũng không nhận biết được sự tồn tại của nó. Anh ta hướng dẫn họ thở những hởi thở rất mạnh và ép buộc, những võ sinh đổ mồ hôi như tắm và nhỏ xuống khắp phòng tập. Đến khi anh ta biểu diễn bài tập này cho các võ sinh xem thì chính anh ta cũng có các phản ứng này. Anh ấy nói với các học trò của mình là các biểu hiện này thể hiện một sự tăng tiến trong tập luyện và việc chảy mồ hồi như tắm là một dấu hiệu tốt. Nhưng thực sự những ai đã từng biết về khí công sẽ nhận ra rằng những biểu hiện này là một tín hiệu đáng báo động! Có điều gì đó sai lầm trong việc dạy về khí của anh ta, và điều này đang làm tổn thương chính những người học trò của anh. Họ đang xây dựng nội lực cho bản thân nhưng lại không thể điều khiển được nó và nó đang làm tổn thương đến chính cơ thể và sức khỏe của họ. Những bài tập ẩn chứa trong bài Tiều Niệm Đầu này là những bài tập nâng cao về xây dựng và điều khiển nội lực. Những người thiếu khinh nghiệm không nên tập cái này, chỉ những người có kỹ năng về khí từ trung đến cao cấp mới được truyền dạy các bài tập này. Tập ở những trình độ thấp hơn sẽ làm một thảm họa, như trường hợp của anh chàng mà tôi đã từng chứng kiến.
Cho mình hỏi bài viết này và những bài được đã trong ” Triệt Quyền Đạo ” là do tác giả nào vậy. Xin cám ơn
ThíchThích
mình trọn lọc trong sách. và copy lại cho bạn đó. tất cả là những kiến thức thực tế và những năm kinh nghiệm..
ThíchThích
Cho mình hỏi bài viết này và những bài được đăng trong ” Triệt Quyền Đạo ” là do tác giả nào vậy. Xin cám ơn
ThíchThích