Hệ thống chiến đấu của Vịnh Xuân?

VĨNH XUÂN MỘT HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG

Cũng giống như Thái Cực Quyền và các môn võ tập về nội công khác, Vĩnh Xuân được thiết kế với mục đích tạo ra một sự tiến bộ về kỹ năng sử dụng khí cho người tập luyện. 1. Sự đảm nhận về kỹ năng sử dụng năng lượng Lịch sử của của môn võ Vĩnh Xuân chỉ rõ ràng ở một số điểm: Vĩnh Xuân được phát triển từ hệ thống kung fu Thiếu Lâm. Do nó bắt nguồn từ hệ thống kung fu Thiếu Lâm cho nên chứa đựng rất nhiều tinh hoa của Thiếu Lâm. Bài quyền đầu tiên của Vĩnh Xuân (Tiểu Niệm Đầu) chứa đựng một bài tập về nội công cao cấp được lấy ra từ những bài tập hay nhất của chùa Thiếu Lâm. Cho nên, để học được những bài tập về nội công của Vĩnh Xuân bạn phải có một trình độ từ trung đến cao cấp về nội công. Một người mới tập thường thấy các bài tập nội công của Vĩnh Xuân rất khó, họ cần phải học thêm những bài tập về nội công cơ bản và làm chủ được nguồn năng lượng của họ trước khi tập các bài tập khó hơn trong Vĩnh Xuân. Đó là lý do tại sao chúng tôi nói rằng: có một sự đảm nhận về kỹ năng sử dụng năng lượng trong Vĩnh Xuân. Có khá nhiều câu chuyện tồn tại xung quanh sự phát triển của Vịnh Xuân kung fu. Trong đó câu chuyện tôi thích nhất là: Chính quyền phong kiến thời đó bị đe dọa bởi khả năng chiến đấu của các nhà sư Thiếu Lâm, những người bất đồng chính kiến với triều đình. Nhà cầm quyền bèn lên một kế hoạch tấn công vào chùa nhằm quét sạch các nhà sư có tư tưởng chính trị đối lập. Các nhà sư biết được tin này và cảm thấy họ cần phải phát triển một hệ thống kỹ thuật chiến đấu mới mà các nhà sư thiếu kinh nghiệm chiến đấu có thể học hỏi thật nhanh và đạt được một trình độ đủ để có thể bảo vệ chùa. Một phiên bản của đoạn sau câu chuyện nói rằng:

tinhhoa.net-MvYQjM-20150829-vao-thieu-lam-tu-xem-cao-tang-kho-luyen.jpg
Các tăng trong chùa Thiếu Lâm khổ luyện

5 vị sư phụ của chùa bao gồm cả Ngũ Mai- người được công nhận chính thức là sáng lập ra môn võ Vĩnh Xuân- gặp nhau ở trong một căn phòng tên là phòng Vĩnh Xuân để bàn về việc tạo dựng hệ thống kỹ thuật này. Kết thúc buổi gặp mặt 5 vị sư phụ quyết định tạo dựng hệ thống kỹ thuật Vĩnh Xuân, nhưng trước khi họ có thể dạy lại môn võ này trong chùa thì đã bị triều đình truy quét. Và Ngũ Mai là người may mắn sống sót nên đã hoàn thiện môn võ này và truyền lại cho thế hệ sau. Một câu chuyện khác thì không đồng ý và cho rằng mọi công lao đều thuộc về Ngũ Mai. Dù với giả định nào đi nữa thì ta cũng có thể thấy rằng những kỹ thuật tốt nhất hoặc cao cấp nhất của Thiếu Lâm đều nằm trong Vĩnh Xuân. Hiểu được điều này ta sẽ thấy tại sao các bài tập nội công Vĩnh Xuân đều là các bài tập cao cấp. Bởi vì Vĩnh Xuân là một sự kết hợp của các kỹ thuật cao cấp và hiệu quả nhất từ Thiếu Lâm cho nên có một sự ngầm hiểu rằng những người đang tập nội công Vĩnh Xuân đã có một sự hiểu biết cơ bản về cách xây dựng và điều khiển nguồn năng lượng khí. Một điểm quan trọng khác về sự bắt đầu của môn võ Vĩnh Xuân là mỗi câu chuyện đều đồng ý rằng hầu hết sự phát triển của môn võ là do một người phụ nữ thiết kế ra để đánh bại những người đàn ông khỏe mạnh và có võ nghệ. Đối với một người phụ nữ, để thành công trong chuyện này chắc chắn cô ta cần phải học những kỹ năng về nội công. Khi tôi ở Trung Quốc, tôi đã có dịp được thử sức với 6 vị sư phụ của môn võ Thái Cực Quyền và các môn phái khác. Tôi rất thích những sự trao đổi thân thiện như thế này. Hai trong số sáu vị sư phụ này là phụ nữ. Và đặc biệt một người có kỹ năng rất điêu luyện. Với những vị sư phụ khác (trừ hai vị sư phụ lớn tuổi) tôi thấy rằng mình có thể làm mất thăng bằng họ và kiểm soát được ở một mức độ nào đó, tuy nhiên với cô này thì lại là một ngoại lệ. Tôi to con và khỏe hơn cô ta rất nhiều. Nhưng tôi cảm thấy cực kỳ khó để phá vỡ thế cân bằng của cô ấy để tôi có thể nhấc bổng cô ta lên và quăng đi chỗ khác. Tôi đã tiếp cận được gần đến mục tiêu rất nhiều lần nhưng lần nào cô ấy cũng đủ tài tình để thoát ra được vào phút chót. Cô ấy cũng không thể đánh bật được tôi nhưng những kỹ năng cô ấy sử dụng để vô hiệu hóa mọi nỗ lực của tôi thì thật là ấn tượng. Khi nói Vịnh Xuân tôi thường nói với các võ sinh của mình khi được hỏi: “Liệu một động tác di chuyển vậy đã đúng chưa?” là: “Nếu một người phụ nữ không sử dụng được chúng, thì đó không phải là Vĩnh Xuân.” 2. Nội công Vĩnh Xuân: những bài tập luyện cao cấp Mọi thứ thuộc về Vĩnh Xuân đều là cao cấp. Thậm chí là cả (sun pucnh) cũng là một cú đấm cao cấp. Bạn có thể học những động tác này trong một ngày. Nhưng để có một sức mạnh thực sự với nó, bạn sẽ phải mất hàng tháng trời để tập luyện. Đó là tính chất của một kỹ năng cao cấp. Một kỹ năng cơ bản là những thứ có thể dễ dàng học và nhanh chóng được sử dụng. Một cú đấm cơ bản của Karate có thể được học trong một ngày và nếu bạn sử dụng nó để đánh ai trong buổi tối hôm đó cũng có thể gây ra được một số chấn thương đáng kể. Cứ cho là anh ta không có được sức mạnh như những người tập luyện lâu năm, nhưng nó là một kỹ năng đơn giản và cơ bản mà anh ta sẽ thấy không có gì có khăn để sử dụng đúng nó sau khi học. Với cú đấm trong Vĩnh Xuân thì không dễ để đạt được điều này. Để đánh đúng và có lực người võ sinh phải cần rất nhiều thời gian để tập luyện. Và điều này cũng đúng với tất cả các kỹ năng khác trong môn võ này. Cho nên ta có thể kết luận rằng: Vĩnh Xuân là một hệ thống chiến đấu cao cấp, và tất nhiên không có một kỹ thuật nào là cơ bản cả. Với nội công cũng thế, các bài tập đều khá cao cấp, và không có một bài tập nào cho người chưa biết gì môn võ này. Theo suy nghĩ của tôi thì lý do là Vĩnh Xuân chứa đựng hầu hết các kỹ thuật chiến đấu cao cấp của Thiếu Lâm. Và họ đã bỏ hết các kỹ thuật cơ bản bởi hai lý do: một là các nhà sư đã được tập luyện các kỹ năng cơ bản, hai là vì mục đích muốn đẩy nhanh quá trình tập luyện để các nhà sư có thể bảo vệ chùa. Trong Vĩnh Xuân, đối với người chưa có kinh nghiệm thì việc tập các bài tập cơ bản về năng lượng- khí – sẽ có lợi cho họ và chuẩn bị cho họ một nền tảng để có thể thử sức với những bài tập kinh điển của nội công Vĩnh Xuân. Khi mới dạy một võ sinh mới, tôi thường bắt đầu với họ bài: Bát Đoạn Cầm (the 8 pieces of Brocade). Đây là một bài với những động tác đơn giản kết hợp với hơi thở mà tôi thấy rằng nó là một sự giới thiệu tuyệt với về khí cho người mới tập. Bát Đoạn Cầm là một bài tập về nội công phổ biến và được rất nhiều môn võ ở Trung Quốc sử dụng. Tôi cũng dạy họ những thế tấn cơ bản để giúp họ bước đầu xây dựng nền tảng nội công và chú ý cảm nhận những đặc tính của khí. Một khi họ đạt được những hiệu quả nhất định với các bài tập cơ bản này, tôi mới dạy cho họ những bài tập cao cấp hơn về nội công của Vĩnh Xuân.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.