Thiền định đứng nâng cao và các bài tập (phần 1).

Thiền định đứng nâng cao

Tẩy Tủy Kinh Sau một thời gian trở nên thành thạo với phần đầu của thiền định đứng, người võ sinh có thể sẵn sàng để tập luyện một bài tập thiền định khó hơn: Tẩy Tủy Kinh. Nó đòi hỏi một sự thành thạo đáng kể để có thể cảm nhận và có chủ định đi vào phần tủy sống của bạn. Bạn phải thả lỏng một cách sâu sắc về cả mặt thể chất và tinh thần. Bạn vẫn sử dụng cùng thế tấn, tư thế trước và cách thở ngược đã sử dụng trong phần đầu của bài tập (đả thông kinh mạch). Nhưng với bài tập này, bạn sẽ phải tập trung vào nhiều phần khác nhau của cơ thể. Tốt nhất trong 10 phút đầu của bài tập bạn nên tập trung sự chú ý vào 5 bộ phận nội tạng mang tính âm, mỗi bộ phận khoảng vài phút. Thứ tự để tập trung vào các bộ phận này rất quan trọng bởi nó đi từ cái dễ đến cái khó cảm nhận nhất. Bạn nên nỗ lực tập trung sự chú ý của mình một cách rõ ràng lên các cơ quan này: có một cảm giác rõ ràng về kích thước, hình dạng, vị trí của nó trong cơ thể và nhớ chủ tâm thả lỏng nó. Bắt đầu là phổi, bộ phận dễ cảm nhận nhất. Tiếp theo là tim, rồi đến gan, thứ tư là thận và cuối cùng là lá lách. Một khi bạn đã chú ý được các cơ quan nội tạng này và thả lỏng nó được khoảng vài phút thì bạn có thể chuyển sự chú ý của mình qua bộ xương. Mục tiêu của bài tập Tẩy Tủy Kinh là dẫn khí vào bàn tay và bàn chân đi ngược xương cánh tay và cẳng chân đến xương vai và xương chậu, đi ngược cột sống, xuyên qua các xương sườn. Tiếp theo nguồn năng lượng từ bàn tay và bàn chân sẽ gặp nhau ở đốt sống tại vai. Sau đó khí được dẫn ngược lên cổ, đi vào hộp sọ và tẩy sạch bộ não cho đến mặt và xương hàm. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một sự tập luyện kiên nhẫn qua nhiều tháng miệt mài. Nhưng nó có giá trị của nó. Không có lời nào có thể diễn tả cảm giác đồng nhất và sức mạnh đến với bạn khi bạn thực hiện thành công việc tẩy rửa bộ não và tủy sống của mình bằng khí. Để bắt đầu bài tập, ta bắt đầu từ phần dễ nhất: bàn tay hoặc bàn chân. Dẫn khí đi qua các ngón tay đi vào trung tâm của phần xương tay. Bạn làm điều này bằng cách chủ định và sử dụng sự tưởng tượng như một công cụ hữu ích cho sự chủ định này. Và chủ định tạo ra một vùng chân không thông qua việc thả lỏng sâu lắng bên trong bộ xương là một điểm khởi đầu tốt. Sau đó bạn có thể tưởng tượng đang dẫn ánh sáng đi vào và điền đầy các vùng chân không này nhằm thả lỏng nó hơn nữa. Bạn nên tượng tượng việc dẫn ánh sáng khi hít vào và giữ chúng ở đó khi thở ra.

1494120633373742144.jpg
Thiền Trong Võ Thuật thật sự quan trọng.

Một điều quan trọng khác nữa là không được tập trung sự chú ý lên phần xương mà phải là phía bên trong phần xương- tủy sống. Nếu bạn chỉ chú ý lên phần xương, nguồn năng lượng sẽ chỉ bao bọc xung quanh phần xương hơn là làm sạch nó từ bên trong. Giữ trạng thái thả lỏng và thở một cách nhẹ nhàng và sâu lắng xuống phần bụng. Hơi thở là điểm mấu chốt trong bài tập này. Bạn phải thành thạo trong việc thở ngược trước khi tập bài tập này. Bạn cũng có thể tập bài tập này với hơi thở thuận nhưng việc tiến triển sẽ rất chậm và rất khó để có thể dẫn năng lượng đi xuyên qua vùng vai và hông. Việc thở nghịch là cần thiết để có thể dẫn khí đi vào phần trung tâm của cột sống và đi ngược lên bộ não. Có một nguồn năng lượng quan trọng trú ngụ tại phần nền của cột sống. Người xưa tin rằng họ có thể đạt được sự giác ngộ khi mà họ có thể dẫn khí nguồn năng lượng đó vào trong cột sống và đi ngược đầu. Thực sự một số người nói rằng khi bạn đạt được điều này bạn sẽ nghe thấy những âm thanh khác lạ như thể tiếng kèn trumpet. Ở Ấn Độ, những người tập Yoga nói rằng điều này xảy ra trong lần đầu tiên bạn thành công trong việc dẫn “Kundalini” hay con rắn năng lượng vào trong đầu. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, tôi có thể xác nhận là nó có xảy ra. Nhưng dù sao, với tôi thì nó nghe giống như là tiếng một đám đông đang cãi nhau hơn là tiếng kèn trumpet. Đó là một ví dụ về những sự cảm nhận khác nhau của các bộ não theo những phương thức khác nhau đối với những kinh nghiệm tương tự nhau. Bạn có thể sẽ bỏ lỡ trải nghiệm này nếu cố gắng tìm kiếm một âm thanh đặc biệt nào đó hơn là dang rộng vòng tay đón nhận bất cứ thứ gì xảy đến với bạn. Bài tập dẫn con rắn năng lượng đi ngược lên này cũng là một dạng của Tẩy Tủy Kinh, nơi mà bạn bắt đầu từ xương cụt và dẫn khí đi vào cột sống thông qua xương cụt và tẩy sạch từ cột sống đến đầu. Một điều quan trọng là phải nhẹ nhàng nhíu cơ hậu môn lại khi bạn thở ra và thả lỏng nó khi bạn hít vào trong bài tập. Điều này giúp cho bạn giữ nguồn khí trong cột sống của bạn không bị thoát ra ngoài.
7. Bài tập nội công nâng cao trong bài Tiểu Niệm Đầu
Mặc dù Tiểu Niệm Đầu là bài quyền đầu tiên được dạy cho những võ sinh mới nhập môn nhưng nó không phải là một bài quyền cơ bản. Thực sự thì nó là bài quyền cao cấp nhất trong ba bài quyền nếu nhìn từ khía cạnh nội công. Những ai đã tập nội công sẽ biết rằng những bài tập cao cấp nhất và đôi lúc là khó nhất trong các bài tập nội công thường trông rất đơn giản và chẳng có gì khó khăn để bắt chước. Bởi vì bài tập thực sự là những gì diễn ra bên trong cơ thể chứ không phải các động tác hay tư thế mà ta thấy ở bên ngoài. Bài Tiểu Niệm Đầu là một ví dụ hoàn hảo cho chuyện này. Ta quay trở lại với chuỗi bài tập đã được để cập ở trên: bài Bát Đoạn Cẩm có thể trở thành một bài khá cao cấp cho việc luyện tập nội công nếu hiểu đúng. Cũng như thế với việc đứng tấn và thiền định đứng. Tất cả có thể làm tăng nội công với những kỹ thuật khó ở bên trong khi mà kỹ năng của người tập luyện đã phát triển đến một mức độ nhất định. Tôi thường quan sát thấy điều này khi tập luyện ở Trung Quốc, tôi thấy những ông lão, bà lão vào những buổi sáng tập những bài về nội công rất cơ bản và đơn giản. Nhiều người trong số này có một trình độ rất cao về nội công và đã tập luyện nội công nhiều năm trời. Với thời gian tập luyện và mức độ thành thạo như vậy, những vị sư phụ này vẫn tiếp tục tập luyện nội công với những bài tập trông có vẻ như rất cơ bản. Sự thật là họ đang tập luyện những bài tập rất cao cấp bởi những bài tập này phát triển cùng với kỹ năng của người tập luyện. Một điểm duy nhất về bài tập nội công trong bài Tiểu Niệm Đầu là nó tương đối phức tạp ngay cả đối với hình thức đơn giản nhất của nó. Nguồn năng lượng được tạo ra rất mạnh, và nếu người võ sinh không có đủ khả năng để định hướng nó thì bài tập này có thể gây hại đến chính họ và làm mất cân bằng nguồn khí trong cơ thể hoặc làm quá tải các cơ quan chính yếu. Tuy nhiên, nếu bạn có đã học được khả năng hiện diện hoặc nhận thấy được nguồn năng lượng của mình, và khả năng có chủ đích hay định hướng nó để làm điều gì đó thì bạn đã ở trình độ tập được bài Tiểu Niệm Đầu mà không hề có bất cứ nguy cơ gì gây tổn hại đến bản thân. Mặc dù toàn bộ bài tập đều có một thành phần năng lượng đi kèm với nó, một phần bài tập đặc biệt nhằm phát triển khí lực nằm trong bài quyền là chuỗi động tác mà bắt đầu từ động tác tán thủ (tan sau) và ba lần thực hiện động tác phục thủ/hộ thủ (fook sau/wu sau). Đây là phần xây dựng nội công của bài quyền, và cũng là phần được thực hiện với tốc độ rất chậm. Nhiều người võ sinh Vĩnh Xuân thực hiện chuỗi động tác này với một tốc độ đặc biệt chậm so với phần còn lại mà không hiểu tại sao. Sự thật là họ làm như thế vì đó là điều họ được bảo để làm. Nhiều người không hiểu lý do sâu xa của việc này là gì. Và không có lý do gì để thực hiện phần này chậm hơn các phần còn lại nếu bạn không tập nội công với nó. Khi bạn tập luyện ở khía cạnh nội công, chuỗi động tác này có thể kéo dài đến 20 phút hoặc cả tiếng để hoàn thành nó. Phần còn lại của bài quyền luôn được thực hiện với một tốc độ bình thường. Và nó nên được thực hiện với tốc độ đi quyền trong bài Tiêu Chỉ. Điều tôi muốn nói ở đây là người võ sinh nên sử dụng kỹ năng giải phóng năng lượng đã được dạy ở bài Tiêu Chỉ để phóng thích nguồn năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều quan trọng khi thực hiện phần còn lại của bài quyền sau khi bạn hoàn thành đoạn tập nội công là những động tác trong phần này sẽ lấy nguồn năng lượng vừa được tạo dựng luân chuyển khắp hệ thống kinh mạch trên cơ thể, làm sạch và cân bằng nó một lần nữa. Để đạt được hiệu quả cao nhất người võ sinh cần phải phóng thích nguồn khí của anh ta trong phần còn lại của bài quyền.

Xem Tiếp “Thiền Định nâng cao” phần 2

Xem Lại bài “Thiền Định trong Võ Thuật” là gì để hiểu thêm.

2 bình luận về “Thiền định đứng nâng cao và các bài tập (phần 1).

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.