3. Sức mạnh của cú đá mềm/cú đá nó nội công
Nguyên tắc bám dính và sử dụng chuyển động/niêm chân nhằm mục đích giúp võ sinh Vĩnh Xuân xác định hạt giống nào sẽ đáp ứng tốt nhất với tình trạng hiện tại. Để có thể sử dụng các đặc tính kỹ năng của niêm chân bạn phải học cách đá trong trạng thái đôi chân phải được thả lỏng. Thả lỏng là nguyên tắc không thể tách rời trong kỹ năng cảm nhận và đi theo khi niêm. Đây là điểm khác biệt giữa Vĩnh Xuân và các môn võ khác- đa phần sử dụng sức mạnh và sự căng cơ để tạo ra một sức mạnh. Trong Vĩnh Xuân, bạn phải giữ trạng thái mềm và thả lỏng trong khi tung cú đá nhằm tạo cảm nhận và đi theo dòng chảy một cách hiệu quả. Cú đá Vĩnh Xuân phóng thích một sức mạnh mềm thông qua đôi chân chứ không phải là đá với sức mạnh cơ bắp. Sức mạnh của cú đá trong Vĩnh Xuân đến từ việc phóng thích khí đúng cách thông qua tứ chi, cũng giống như sức mạnh của một cú đánh bằng tay phóng thích năng lượng thông qua bàn tay và làm cho đối thủ bị tổn thương ở bên trong. Và sẽ là không phù hợp nếu Vĩnh Xuân nhấn mạnh đến việc chuyển động lỏng, mềm với cú đánh bằng đôi tay nhưng lại sử dụng việc gồng cứng với đôi chân. Điều này thật là vô lý và cũng sẽ không hiệu quả. Như một môn nội công, toàn bộ các kỹ thuật trong Vĩnh Xuân đều mềm mại và bao hàm yếu tố năng lượng. Và tất nhiên bao gồm cả kỹ thuật đá. Khi luyện tập đúng cú đá nhanh, mềm của Vĩnh Xuân sẽ có sức mạnh khủng khiếp. Người võ sinh phải học cách thả lỏng và phóng thích năng lượng thông qua đôi chân, như cách mà anh ta đã làm với đôi tay. Tuy nhiên với đôi chân thì Niêm chân đòi hỏi phải đạt được trình độ thả lỏng cao hơn, vì vậy với một số người họ cảm thấy dễ dàng hơn với cú đá theo phương pháp gồng cứng. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và kết quả là nó không chỉ làm tổn hại đến đôi chân người ra đòn mà còn làm cô lập anh ta với một nguồn năng lượng quan trọng tạo nên sự bền vững và sức mạnh cho phần còn lại của môn võ này.
Một võ sinh Vĩnh Xuân thực hiện một cú đá gồng cứng thì anh ta đã dừng việc thể hiện Vĩnh Xuân khi anh ta đá. Anh ta đã sử dụng hai hệ thống tạo sức mạnh và tấn công hoàn toàn khác biệt, nên anh ta chỉ có thể sử dụng hiệu quả một trong hai thứ này. Để phóng thích năng lượng thông qua cú đá bạn sử dụng cảm giác có chủ đích tương tự như khi bạn di chuyển. Quăng quả bóng năng lượng qua cẳng chân và xuống bàn chân khi bạn đá. Tăng cường sự có chủ đích của bạn một cách mạnh mẽ thông qua mục tiêu. Và đây là một minh chứng cho sức mạnh của cú đá trong Vĩnh Xuân: một lần khi tôi đang dạy tại một võ đường về cú đá xoay gót (circular heal kick) tấn công vào thận của đối thủ. Tim, một trong những người học trò xuất sắc của tôi, đang tò mò để xem tôi cố thể tạo ra được một sức mạnh nào với một cú đá trông có vẻ mong manh, yếu ớt như vậy. Tôi bảo Tim cầm một miếng đỡ tập đá dày ngang qua quả thận bên trái của anh ta. Và tôi đứng đối mặt với anh để tôi không làm tổn hại đến quả thận của anh ta. Tôi chuyển vị trí thực hiện cú đá tấn công từ vị trí bên hông và sau đó xoay cẳng chân trái một vòng rồi đánh vào miếng đệm bằng phần dưới của gót chân. Tôi thực sự không hề cố gắng đá mạnh vào anh ta, sự thật là tôi cũng không mong chờ một tác động gì lớn bởi nó không phải là một cú đá có sức mạnh đặc biệt và anh ta có một miếng đệm lớn quá. Ý định của tôi là chỉ gây nên một tiếng bốp lên miếng đệm, tuy nhiên năng lượng sinh ra từ cú đá xuyên qua miếng đệm và khiến Tim gục xuống như một hòn đá. Anh ta bị đau đớn trong nhiều phút tiếp theo và ôm vùng thận của anh ta. Tôi đã giúp anh ta phục hồi; tuy nhiên, anh ấy không bao giờ yêu cầu tôi biểu diễn cú đá đó với anh ta một lần nào nữa.
Xem Tiếp phần 1 cước pháp trong Vịnh Xuân
2 bình luận về “Cước pháp trong Vịnh Xuân, Sức mạnh của cú đá “Nội Công”? (phần 3)”