Cước pháp trong Vịnh Xuân, Mục Tiêu của cước pháp Vịnh Xuân? (phần 4)

4. Mục tiêu của cú đá Vĩnh Xuân

sử dụng nguyên tắc của chuyển động một cách tiết kiệm nhất. Với cú đá, sự ứng dụng của những nguyên tắc này chỉ cho người võ sinh tấn công những mục tiêu phía dưới bằng cú đá trong khi sử dụng đôi tay để tấn công những mục tiêu cao hơn. Để sử dụng nó ta đơn giản sẽ tấn công những mục tiêu được mở ra với vũ khí gần đó nhất. Và thật là hiếm khi mà đầu của đối thủ lại gần chân hơn tay bạn, chỉ trừ khi anh ta đã gục xuống đất. Để nhấc bàn chân từ dưới đất lên khoảng 1,7m (6 feet) đến đầu đấu thủ thì thật là vô lý trong khi tay bạn thì chỉ cần di chuyển 2-3 feet để đến đó. Và thật không thể hiểu nổi khi nhiều môn võ phải cúi người xuống đấm vào bàn chân đối thủ trong khi đơn giản chỉ cần dậm mạnh vào chân đối thủ bằng gót. Cũng tương tự như thế khi đánh vào đầu anh ta bằng tay thay vì bằng chân. Vĩnh Xuân hiếm khi đá vào những phần nằm trên khoang bụng. Hầu hết những môn võ phát triển những cú đá cao đều dựa trên một hệ thống luật thi đấu là cấm đá vào các bộ phận ở phía dưới thắt lưng. Luật này sẽ là cho cú đá cao trở nên an toàn hơn, cho đến khi bạn vào một cuộc chiến thực sự- nơi mà không có bất cứ luật lệ nào! Bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi bạn tung cú đá cao là chân trụ. Nó được mở rộng và không thể di chuyển trong khi chân kia đang tung cú đá, và đầu gối là một khớp nối thường dễ dàng bị tổn thương trong cơ thể. Một cú đá ngắn bất ngờ vào bộ phận này sẽ kết thúc trận đấu ngay lập tức. Điều này được minh họa bởi trong một hoàn cảnh khác mà bạn tôi, Mark đã gặp. Chỉ sau 6 tháng tập luyện một mình, một tình huống xảy ra giữa anh và một người hướng dẫn một môn võ chỉ sử dụng các kỹ thuật đá. Với tính cách của mình anh ta bắt đầu làm mất lòng quý ông này bằng cách nói rằng nên học một môn kungfu thực sự thay vì học một phần như môn võ mà quý ông này đang dạy. Và không có điều gì xảy ra cho đến nhiều tuần sau, khi mà vị sư phụ này gọi cho Mark và nói rằng ông ấy xem lời nói của Mart là một lời tuyên bố không tôn trọng ông. Vị sư phụ này đứng đầu nhiều trung tâm võ thuật khắp California, Arizona Washington và một số bang ở miền Tây khác. Ông ấy thông báo cho Mark rằng ông sẽ đến chỗ Mark trong tuần sau và sẽ gặp và dạy cho anh ta một bài học về sự lễ độ. Với trường hợp như thế này Mark chẳng bao giờ lùi bước và anh đã đồng ý buổi gặp mặt. Họ đã gặp nhau ở sân tập YMCA, Mark đến một mình, mặc một chiếc áo thun và quần tập kung fu, vị võ sư này thì trong bộ đồ võ phục màu trắng, đeo đai đen với những vạch đỏ. Người đàn ông này đã ngoài 40 và đã luyện tập võ thuật suốt quá trình sống của ông. Mark thì gần 30 và đã luyện tập Vĩnh Xuân cơ bản được 6 tháng. Ngoài ra vị võ sư này còn mang theo hai người đệ tử đai đen của mình để chứng kiến ông ta sẽ dạy cho Mark một bài học như thế nào. Không có nhiều sự đối thoại giữa họ. Mark bước vào trong khi vị võ sư đang khởi động để chuẩn bị cho trận đấu. Ông ấy hỏi Mark đã sẵn sàng chưa và rồi họ bắt đầu. Vị võ sư bắt đầu với một chuỗi các cú đá xoay và Mark đã né được. Sau đó ông ta sửa soạn tung một cú đá vòng bằng chân sau vào đầu Mark. Mark chụp lấy chân ông ta như một động tác (lao sau) trong Vĩnh Xuân được thực hiện trong bài Tiểu Niệm Đầu và sau đó anh ta dậm mạnh vào đầu gối chân trụ của vị võ sư kia. Cùng với việc đầu gối bị bẻ cong là một âm thanh kinh khủng và vị võ sư đã bị shock khi mà cả hai cùng ngã trên mặt đất và Mark thì nằm trên. Mark té lên cùi chỏ của ông ta và đã bị bầm tím xương sườn, đó là viết thương duy nhất của anh ta, và anh ta bắt đầu một chuỗi cú đấm vào mặt vị võ sư cho đến khi ông ta bất tỉnh và hai đệ tử đai đen của ông ấy phải kéo Mark ra và tuyên bố thế là quá đủ. Mark đã chiến thắng một vị võ sư với trên 40 năm kinh nghiệm chỉ với 6 tháng luyện tập kỹ thuật và nguyên tắc Vĩnh Xuân! Trước khi bỏ đi Mark đã xé miếng logo của vị võ sư và giữ nó như một vật kỷ niệm. Bây giờ anh ta có hẳn một khung gắn một miếng vải bị dính máu với một câu tuyên bố khó hiểu về đối mặt với sự sợ hãi. Vĩnh Xuân thực hiện cả việc tấn công và phòng thủ cánh cổng phía dưới của cơ thể với đôi chân. Chúng ta đứng trên chân sau và thả nổi chân trước để thực hiện việc tấn công và phòng thủ phần dưới cơ thể dễ dàng như đôi tay tấn công và phòng thủ đối với cánh cổng phía trên. Bằng việc việc ứng dụng khéo léo nguyên tắc bám dính (niêm) được học với sự tập luyện niêm chân, người võ sinh có thể nương theo và đánh bại việc tấn công bằng đòn đá của đối thủ. Có rất nhiều mục tiêu hữu hiệu có thể đánh vào trên đôi chân, và bởi vì nhiều người khi chiến đấu đặt trọng tâm của họ lên chân trước nên không thể di chuyển để bảo vệ những mục tiêu đang mở này. Vĩnh Xuân sử dụng một chân trụ cho nên chân trước được tự do để tấn công và phòng thủ với một tốc độ có thể so sánh được với đôi tay. Nhiều người có thể cảm thấy rằng việc sử dụng vũ khí gần nhất để tấn công thì có vẻ tốt với việc tiết kiệm chuyển động nhưng sẽ phải hi sinh sức công phá lớn mà cú đá có thể tạo ra. Lời nhận xét này thực sự đúng đối với cú đá sử dụng sự căng cơ, khối lượng và sức mạnh cơ bắp để tạo ra sức mạnh cho cú đá. Nhưng như chúng ta đã nói: Vĩnh Xuân không tạo ra sức mạnh bằng cách này. Sức mạnh được phát ra từ một khoảng cách ngắn trong Vĩnh Xuân đã được thể hiện qua cú đấm một inch. Và một sức mạnh sinh ra trong một khoảng cách ngắn với sức phá hủy tương tự cũng được tạo ra với cú đá của Vĩnh Xuân. Chúng ta không hi sinh sức mạnh để đổi lấy tốc độ và sự tiết kiệm. Việc phòng thủ cánh cổng phía dưới cũng sử dụng những nguyên tắc của ba hạt giống cú đá. Tư thế chuẩn bị ra đòn cho cú đá trước và cú đá bên hông là các tư thế cơ bản cho kỹ thuật phòng thủ bằng chân. Các kỹ năng khóa, gạt với chân dẫn hướng sẽ được học với việc tập luyện niêm chân. Bằng cách giữ đầu gối hoặc là bàn chân nằng trên đường trung tâm của cơ thể, người võ sinh sẽ học cách điều khiển chân tấn công của của đối thủ và có thể phá hủy nó với chuỗi kỹ thuật đá liên hoàn.
e. Thực hiện cú đá như một bước di chuyển

Một điểm đáng chú ý cuối cùng tạo sự khác biệt giữa cú đá của Vĩnh Xuân và các môn phái khác là Vĩnh Xuân sử dụng đòn đá như một bước di chuyển. Điều này được thể hiện rõ trong bài Tầm Kiều và bài Mộc Nhân Pháp. Trong Vĩnh Xuân bạn không đá rồi co chân về mà bạn đá rồi bước xuống và tiến về phía trước. Cú đá là một phần của bước di chuyển. Chúng ta hiếm khi mà chỉ đứng một chỗ và tung cú đá. Người tập Vĩnh Xuân thường thích tiến sát vào đối thủ, và với cú đá điều này có nghĩa là tiến tới với mỗi cú đá. Để làm điều này bàn chân sẽ được đặt xuống đất tại nơi mà nó tấn công vào mục tiêu. Nó sẽ không co về và đặt lại nơi nó xuất phát. Trong kỹ thuật đá cao cấp, một người có thể tiến tới với cú đá mà bàn chân tấn công không cần đặt xuống mặt đất, cho nên anh ta có thể thực hiện chuỗi cú đá liên hoàn trong khi vẫn tiến tới. Điều này trông có vẻ như bạn đang nhảy trên một chân trong khi chân còn lại thì tấn công đối thủ, tuy nhiên bạn thực sự không phải đang nhảy nếu bạn duy trì được bộ rễ năng lượng đủ mạnh. Kỹ năng này đòi hỏi phải có một sự hiện diện mạnh mẽ và sử dụng năng lượng trong cả chân trụ và chân tấn công. Kỹ năng đá trong Vĩnh Xuân thường không được đánh giá đúng mức và được sử dụng không hết khả năng của nó. Hầu hết võ sinh dành nhiều thời gian và công sức để phát triển khả năng linh giác với đôi tay nhưng đến khi họ đá thì những khả năng này lại không sử dụng được. Sự thật là kỹ năng đá trong Vĩnh Xuân cũng rắc rối và phức tạp không kém gì kỹ năng sử dụng đôi tay. Sư phụ Diệp Vấn từng nói rằng nếu bạn phải chiến đấu với một người thành thạo Vĩnh Xuân, bạn phải sử dụng đôi chân của mình để đánh anh ta. Nếu một người võ sinh bỏ thời gian và nỗ lực để tập luyện đôi chân cũng giống như họ đã làm đối với đôi tay thì anh ta có thể sẽ được biết đến với kỹ năng phá hủy bằng đôi chân của mình! Nhưng sự thật là đôi chân trở nên mệt mỏi rất nhanh bởi sức nặng của nó và rất khó để làm việc với chúng, và ta cũng chưa học được cách để cảm nhận nó như cách mà ta đã làm với đôi tay. Bởi vì những lý do đó mà hầu hết võ sinh không dành đủ thời gian cần thiết để thực sự phát triển kỹ năng đá của Vĩnh Xuân.

Xem Tiếp phần 1 cước pháp trong Vịnh Xuân 

Xem Tiếp phần 2 cước pháp trong Vịnh Xuân

Xem Tiếp phần 3 cước pháp trong Vịnh Xuân 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.