Cùng Fox Gym Việt Trì nhận biết dụng cụ tập thể hình cho người mới đi tập gym

FOX GYM KICKFIT VIỆT TRÌ TẶNG VOUCHER TẬP THỬ CÙNG HUẤN LUYỆN VIÊN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ ĐĂNG KÝ TẠI LINK : https://foxkickfit.com/contact/

Một bài viết về dụng cụ tập thể hình dành tặng cho các bạn mới (Newbie) mới nhập môn vào thế giới tập Gym. Với các bạn khi mới đi tập Gym giống như là trẻ con lần đầu đi học vậy. Cái gì cũng lạ, cái gì cũng ngộ. Chỉ khác là không mếu máo đòi mẹ thôi :)).

Trong phòng tập gym có khá nhiều dụng cụ tập thể hình trông khá là là mắt, nếu không rành thì chúng ta cũng khó biết được nó dùng làm gì và tập ra làm sao.

Cùng bắt đầu nhận biết dụng cụ tập thể hình thôi nào

Để giúp các bạn đỡ bị bỡ ngỡ khi tới phòng tập Gym,Fox Gym Kickfit Việt Trì xin giới thiệu các bạn nhận biết tên các dụng cụ tập thể hình để có thể biết và đọc hiểu được các bài tập khi vô tình thấy tên của chúng.

Về cơ bản có 2 loại thiết bị tập Gym chính là thiết bị cầm tay (Free Weight) và các thiết bị máy móc (Equipment).

I. Các thiết bị cầm tay (Free Weight)

Chúng ta sẽ bắt đầu với các dụng cụ tập thể hình cầm tay trước đã nhé, vì các loại này bạn sẽ tập nhiều hơn khi mới tới phòng tập Gym.

1. Barbell – Thanh tạ đòn

Olympic  Barbell

Một dụng cụ tập thể hình phổ biến hàng đầu là thanh tạ đòn – một ống sắt dài khoảng 1,2 mét đến 2,1 met và có chỗ để gắn các bánh tạ và dùng để tập cùng lúc cả 2 tay.
Điển hình nhất của thanh tạ đòn là loại Olympic Barbell dài 2.1m và nặng 20.4kg và có thể chịu tải trọng hơn 362kg, một số loại có thể chịu được tới hơn 453kg. Do chúng khá nặng nên thường được dùng cho các bài tập nặng như là Bench Press, Squats, và Deadlift.

Một số thanh tạ đòn ngắn hơn từ 1.2m đến 1.6 m thích hợp cho các bài đẩy vay (Shouder Press) hoặc các bài Bent Row

Ngoài ra ở một số phòng tập bạn có thể gặp nhiều thanh tạ đòn có sẵn bánh tạ với trọng lượng từ 9 đến 45 ký, các loại tạ đòn này được gọi là Fixed Weight Barbells

Fixed Weight Barbells

Bên cạnh các loại Barbel Olympic thì con có các loại chuẩn dày khoảng 2.54cm dài khoảng 1.8m thích hợp các các bài tập gym ở nhà.

2. Dumbbells – Tạ cầm tay

Hex Dumbbell

Đây như là phiên bản thu gọn của Barbell vậy, thường dài khoảng từ 25-38cm. Chúng có trọng lượng từ 2 đến 45 ký đây cũng là thiết bị tập gym phổ biến nhất ở phòng tập Gym.

Ngoài loại tạ tay có trọng lượng cố định như trên thì Dumbbell cũng có loại tùy biến trọng lượng (Adjustable Dumbbells), để bạn có thể thêm hoặc bớt, nó sẽ ít chiếm không gian và tiện cho tập luyện ở nhà hơn. Loại tạ này cũng phù hợp với các bạn thích tập Drop Set đây

Adjustable Dumbbells

3. Kettlebells – Tạ nắp ấm

Kettlebells – Tạ nắp ấm

Một loại tạ của quân đội Nga hay sử dụng, cũng tương tụ như ta Dumbbell thì tạ ấm cũng có nhiều kích thước và hoàn toàn có thể thay thế các bài sử dụng tạ Dumbbel, thậm chí là hơn nữa.

4. Weight Plates – Bánh tạ

Weight Plates – Bánh tạ

Weight Plates là những bánh tạ tròn, được gắn vào các Barbell khi luyện tập để tăng hoặc giảm bớt trọng lượng. Chúng có khối lượng giao động từ 1-45kg và thường là bằng sắt (có một số làm bằng nhựa). Barbell có 2 loại là Olympic và Chuẩn thì bánh tạ cũng có 2 loại để phù hợp với 2 loại tạ đòn này.

5. EZ Curl Bar – Thanh tạ đòn EZ

EZ Curl Bar – Thanh tạ đòn EZ

Đây là loại tạ đòn dùng riêng cho các bài tập Bắp tay và cơ tam đầu, nó có 2 đường cong gần tay cầm để giúp bạn cuộn tay được sâu hơn. Tăng hiệu quả cho bài tập.

6. Bench – Băng ghế tập

Bench – Băng ghế tập

7. Preacher Bench – Ghế tập bắp tay (con chuột)

Preacher Bench – Ghế tập bắp tay (con chuột)

Loại ghế này có một phần dể đặt tay (gọi là Pad), Bạn sẽ đặt tay lên phần Pad này để tập các bài cho bắp tay, pad sẽ giúp bạn cố định tay không bị đung đưa giúp tập luyện hiệu quả hơn.

8. The Arm Blaster – Đai đỡ tay

The Arm Blaster – Đai đỡ tay

Đây là một loại đai giúp bạn cố định tay khi đứng tập mà không có ghế Preacher. Chỉ cần đeo vào và đặt tay bạn vô là có thể tập luôn. Loại này VN mình các phòng tập Gym chuyên nghiệp mới có.

Trên đây là toàn bộ các dụng cụ tập thể hình thường gặp mà các bạn mới đi tập thể hình nên biết để có thể nhận biết tính năng và tác dụng của nó mà tập cho đúng. Hi vọng với bài này thì các bạn sẽ hết bỡ ngỡ khi tới phòng tập Gym rồi nhé.

Nếu bạn có cần bổ sung dụng cụ tập thể hình gì mới là gì, đừng ngần ngại comment bên dưới hoặc gửi thư về về cho chúng tôi nhé.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.