Fox Gym Kickfit Việt Trì tặng voucher tập thử hoàn toàn miễn phí đăng kí tại link : https://foxkickfit.com/contact/
Mỗi người đều có 2 loại sợi cơ co giật nhanh và sợi cơ co giật chậm trong cơ thể, và việc loại cơ nào chiếm ưu thế hơn sẽ giúp họ có
được ưu thế hơn trong các môn thể thao. Hôm nay hãy cùng Fox Gym KickFit tìm hiểu về 2 loại sợi cơ này trong cơ thể nha.

Sợi cơ co giật nhanh và sợi cơ co giật chậm là gì?
Trong cơ thể của chúng ta có 3 nhóm cơ chính là cơ xương (cơ vân), cơ tim và cơ trơn với chức năng tạo ra lực và chuyển động. Trong
bài viết hôm nay chúng ta chỉ tìm hiểu về cơ xương vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng thể thao của mỗi người.
Cơ xương có 2 loại là cơ co giật nhanh (sợi cơ nhanh) và cơ co giật chậm (sợi cơ chậm). Mỗi loại có chức năng khác nhau và bạn cần
hiểu rõ về chúng để có thể biết được cơ thể của bạn sợi cơ nào chiếm ưu thế hơn từ đó lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp với cấu tạo
cơ thể hơn.
Các sợi cơ chậm có khả năng bền bỉ cao và thường tập trung vào các hoạt động đòi hỏi sức bền cao. Chúng chứa nhiều ti thể và
myoglobin (giúp duy trì lượng oxy trong cơ) hơn và có tính hiếu khí hơn so với sợi cơ nhanh.
Cơ co giật chậm đôi khi còn gọi là cơ loại 1 hoặc sợi đỏ (red fiber) vì chúng được cung cấp máu. Các sợi cơ co giật nhanh cho phép
bạn phát lực mạnh hơn nhưng chỉ có thể phát liên tục trong thời gian ngắn và nhanh chóng bị mệt mỏi. Chúng kỵ khí hơn với lượng
máu cung cấp ít hơn, do đó còn được sợi là cơ loại 2 hay sợi trắng (white fiber).
Cơ xương mỗi người đều có 2 loại cơ co giật nhanh và chậm nhưng khác nhau về số lượng tùy thuộc vào tuổi tác, tập luyện của mỗi
người
Sự khác nhau giữa sợi cơ co giật nhanh và sợi cơ co giật chậm
Những người sở hữu cơ chậm sẽ có ưu thế hơn trong những hoạt động sức bền như chạy marathon trong khi người sở hữu sợi cơ
nhanh sẽ có ưu thế trong các hoạt động cần phát lực mạnh trong thời gian ngắn như chạy nước rút hay cử tạ.
Sợi cơ co giật chậm (Loại 1)
Những sợi cơ co giật chậm có nhiều ti thể và myoglobin dù chúng nhỏ hơn cơ co giật nhanh nhưng lại được bao bọc nhiều mao mạch
hơn. Sự kết hợp này hỗ trợ quá trình trao đổi chất ưa khí và chống mệt mỏi, đặc biệt quan trọng với những hoạt động diễn ra trong
thời gian dài.
Sợi loại 1 tạo ra ít lực hơn và sức căng tối đa chậm hơn so với loại 2. Nhưng chúng có thể duy trì việc cơ thắt liên tục trong thời gian
dài, đó là chìa khóa để ổn định và kiểm soát tư thế.
Tóm lại sợi cơ co giật chậm
Sợi cơ chậm
Khả năng phát lực thấp
Chậm mệt mỏi hơn
Khả năng cơ thắt liên tục kéo dài
Giúp duy trì sự ổn định và tư thế cơ thể
Sơ cơ co giật nhanh (loại 2)
Sợi cơ nhanh (loại 2) được chia làm 2 loại nhỏ hơn là loại 2A và loại 2B. Cơ loại 2 có lượng ti thể và myoglobin cũng như là mao mạch
bao phủ thấp hơn điều đó khiến nó mau bị mệt mỏi hơn.
Nhờ kích thước lớn, chúng có thể phát lực mạnh hơn, một điều quan trọng đối với các hoạt động cần phát lực mạnh.
Sợi cơ loại 2B cho khả năng phát lực mạnh nhất nhưng cũng kém bền nhất, phụ thuộc nhiều và chuyển hóa kỵ khí.
Sợi cơ loại 2A thì giữ mức trung bình giữa cơ loại 2B và loại 1 với khả năng phát lực trung bình, chậm mệt mỏi hơn loại 2B.
Tóm lại sợi cơ co giật nhanh
Sợi cơ lớn
Phát lực mạnh hơn và lớn hơn
Có loại loại là 2A và 2B
Loại 2B phát lực mạnh nhất và nhanh mệt mỏi nhất
Loại 2A là “lai” giữa loại 1 và 2B
Khả năng mệt mỏi nhanh
Hỗ trợ tốt các hoạt động cần sức mạnh trong thời gian ngắn
Vậy bạn thuộc lại cơ nào?
Đến đây chắc bạn đang tự thắc mắc là mình thuộc nhóm cơ nào nổi trội hơn đúng không nào. Loại cơ nào nhiều ở tay, ngực, bắp tay,
hay chân của bạn?
Cơ bắp của bạn không chỉ có một loại sợi cơ, nó chứa cả cơ co giật nhanh và cơ co giật chậm. Cơ nhiều hay ít phụ thuộc vào độ tuổi
và mức hoạt động của bạn.

Mức độ hoạt động
Những người không phải vận động viên thường tỉ lệ giữa các loại cơ là 50/50 và chỉ có một số ít người khi sinh ra có một loại cơ nổi
trội hơn. Khi bạn bắt đầu tập luyện, có thành tích tương đối thì sự khác biệt mới bắt đầu xuất hiện.
Những VĐV sức mạnh sẽ có tỉ lệ cơ co giật nhanh cao hơn, ví dụ VĐV chạy nước rút thì cơ co giật nhanh chiếm khoản 70-75%, trong
khi những VĐV chạy marathon thì sợi cơ co giật chậm chiếm 70-80%.
Tất nhiên, sợi cơ không phải là yếu tố quyết định làm nên thành công của VĐV, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Tuổi tác
Tuổi tác cũng ảnh hưởng đến các sợi cơ của chúng ta. Lão hóa làm giảm khối lượng cơ nạc, khiến các loại cơ co giật nhanh đặc biệt là
loại 2A bị giảm sút nhưng lại giúp tăng các sợi cơ co giật chậm.
Hãy nhớ rằng các sợi cơ co giật nhanh có kích thước lớn hơn co giật chậm và là những sợi có có sự hiệu quả về mặt trao đổi chất. Do
đó mất khối lượng cơ nạc có thể góp phần vào rối loạn chức năng trao đổi chất do tuổi tác, thay đổi thành phần cơ thể thậm chí là dễ
bị té ngã.
Tập luyện kháng lực sẽ giúp bạn chống lại vấn đề này.
Bạn có thể thay đổi loại cơ được hay không?
Bạn có thể thay đổi loại cơ muốn phát triển nhiều hơn bằng cách tập luyện. Các sợi cơ loại một sẽ được phát triển khi bạn tập luyện
các môn sức bền cao, độ kháng lực thấp, độ lặp và thời gian tập cao.
Ngược lại, với sợi cơ loại 2, nó sẽ ưu tiên phát triển khi bạn tập các bài kháng lực như tập tạ.
Nhưng có một điều cần chú ý là việc tập kháng lực làm tăng cả sợi cơ loại 1, nhưng chủ yếu vẫn là cơ loại 2.
Các sợi cơ co giật nhanh cũng có thể yêu cầu sợi cơ co giật chậm hỗ trợ khi tập luyện cường độ cao trong khoản thời gian dài, điều
này có thể giúp cải thiện khả năng hiếu khí của cơ thể.
Giảm khối lượng và cường độ tập có thể giúp cải thiện độ bền và sức mạnh cơ loại 2 mà không làm giảm hiệu suất cơ loại 1.
Một nghiên cứu đã khảo sát những thay đổi trong quá trình tập marathon của một vận động viên. Sau 13 tuần tăng số km và chu kỳ
giảm dần 3 tuần thì kết quả là không chỉ chất lượng các sợi cơ loại 1 và 2A được cải thiện mà loại 2A còn được cải thiện đáng kể trong
chu kỳ giảm dần.